Ads Top

Những kỳ án xuất phát từ lá bùa - Kỳ 3 chôn đầu chó để yểm bùa

Tròn 15 ngày kể từ ngày cụ Nguyễn Thị Trác được chôn cất tại nghĩa trang thôn Vĩnh Bảo, Vĩnh Khúc, Văn Giang, Hưng Yên ông Đỗ Văn Huấn, người cùng làng chôn một số thứ xuống khu vực mộ cụ Nguyễn Thị Trác. Người nhà cụ Trác thấy có dấu hiệu nghi ngờ liền đào chỗ đó lên xem thì thấy một cảnh tượng hãi hùng…

Kỳ 3: Kỳ án chôn đầu chó để yểm bùa

Đến độ sâu khoảng 40 cm thì gia đình cụ Trác phát hiện 1 đầu chó còn nguyên lông màu vàng sẫm, trong miệng chó ngậm  1 tờ giấy được viết chữ Nho, 3 nắm nhang, 1 nắm muối trộn gạo, 9 tờ tiền âm phủ, 3 quả trứng, 3 chiếc đinh). Vụ án gây xôn xao một miền quê yên bình nhiều tháng nay.

Yểm bùa để ăn …số đề

Trung tá Nguyễn Hồng Quân, Phó trưởng Công an huyện Văn Giang, Hưng Yên cho biết, ngay trong ngày 17/4/2012, nhận được thông tin từ địa phương, Công an huyện Văn Giang đã cử người về xem xét hiện trường.

Ngay sau đó, cơ quan công an đã triệu tập ông Huấn và người nhà cụ Trác đến làm việc. Ban đầu, Đỗ Văn Huấn không khai nhận hành vi. Nhưng sau đó cho biết, chính mình là thủ phạm vụ chôn đầu chó xuống mộ bà mẹ liệt sĩ Nguyễn Thị Trác.


Công an tiến hành khai quật nơi Huấn yểm bùa mộ cụ Trác.
Công an tiến hành khai quật nơi Huấn yểm bùa mộ cụ Trác.

Huấn cho biết, ngày 16/4 (tức 1 ngày trước khi chôn đầu chó), Huấn đã “đánh” 10 nghìn đồng tiền lô đề, sau đó trúng được 800 nghìn đồng. Nhưng để có thể trúng tiếp lần sau, bắt buộc Huấn phải chôn đầu chó và những vật dụng khác xuống mộ người mới mất.

Tuy nhiên, ông Quân không cho biết, từ đâu, Huấn có thông tin mang màu sắc mê tín dị đoan này. Theo lời bà Trần Thị Phấn, thân nhân của cụ Trần Thị Trác, những chữ trong giấy được người nhà bà mang đi dịch có nghĩa là “Ngọc Hoàng lệnh hãm ngục hình quỷ”. Do đó, bà cho rằng, mộ của mẹ bà đã bị yểm bùa. Được biết, xã Vĩnh Khúc, Văn Giang, Hưng Yên xưa nay nổi tiếng là 'quê hương' của các thầy bói. Bởi lẽ, khó có nơi nào có nhiều thầy bói, mà các thầy bói đều đắt khách như vậy.

Nhà nghiên cứu Bùi Quốc Hùng nói, loại bùa này đã được nhắc tới trong cuốn sách “Tam giáo chính tông - Truyền độ chư phù chú bí quyết”. Đây là tài liệu của các Pháp sư, Phù thủy miền Bắc có nguồn gốc từ Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định.

“Bùa này thuộc ngành Lỗ Ban Sát. Xin được nói thêm, Lỗ Ban Sát là một trong 3 tông phái của Lỗ Ban Phái - Môn phái có xuất xứ từ Trung Hoa, được một người thợ mộc rất giỏi về các loại bùa chú chữa bệnh, trừ tà, …sáng lập. Khi du nhập vào Việt Nam, Lỗ Ban Phái “theo chân” các Thầy bùa, Phù thủy Bắc Bộ trong các nghi lễ yểm sát, trừ bệnh…”- nhà nghiên cứu này nói. à gây nên sự hoang mang, sợ hãi cho Mặc dù chưa có những hậu quả nghiêm trọng nhưng khiến nhiều người trong gia đình người đã khuất hoang mang sợ hãi.

Tuy nhiên,  Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang - Hưng Yên đã ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 22 ngày 5/6/2012 với lý do: “Hành vi của Đỗ Văn Huấn năm không cấu thành tội phạm”.

Chiếc nón làm người cười - khóc

Vào những năm 1980 đến 1990 tại một ngôi làng ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội (lúc đó là tỉnh Hà Tây) có rất nhiều người lên khu vực Cao Phong (Hòa Bình) để làm nương rẫy. Sau khi trở về nhiều người ốm nặng rồi chết, lúc đó người ta cho rằng đều chết vì bùa ngải. Trong đó, điển hình là trường hợp của Nguyễn Văn Công, năm 1988 thì vừa bước sang tuổi hai mươi. Buổi sáng thức dậy Công vẫn ăn sáng bình thường rồi lên nương làm cùng đội sản xuất. Buổi tối cùng ngày, Công không ăn cơm mà lên giường nằm, nửa đêm thì lên cơn co giật mọi người tá hỏa gọi xe cấp cứu nhưng chưa kịp tới bệnh viện thì Công đã qua đời.


Những kỳ án xuất phát từ lá bùa - Kỳ 3 chôn đầu chó để yểm bùa
Hình ảnh lá bùa tìm được trong đầu chó chôn dưới mộ cụ Trác. Ảnh: Đình Tú

Cho đến nay nhắc lại câu chuyện về cái chết của Nguyễn Văn Công những người đi làm nương cùng ngày đó vẫn bàng hoàng, kinh hãi. Giải thích của họ là vì Công có tính tắt mắt, quen tay nên thường bắt trộm gà của những nhà dân gần nương rẫy nên bị bỏ “bùa ác” trừng phạt. Từ đó, những người đi cùng ông Công không dám “tắt mắt” cái gì của người dân cạnh nương dù là cốc nước chưa xin cũng chưa dám uống.

Mới đây, người dân ở xóm Tròn,Tốt Động, Chương Mỹ,Hà Nội, lại rộ lên câu chuyện bỏ bùa bằng chiếc nón khiến nạn nhân dở khóc, dở cười (đúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng- PV). Chuyện là ông Nguyễn Văn M. ở xóm Tròn có thuê 2 người phụ nữ cấy thuê. Sau khi cấy xong, chiều hôm đó họ đòi tiền công là 130 nghìn đồng/người theo như hai bên đã thỏa thuận từ trước. Với lý do hai người cấy thưa không đúng tiêu chuẩn, lại xong sớm nên ông M. nói chỉ trả 110 nghìn đồng/người. Hai bên đã to tiếng, giằng co về chuyện công sá cuối cùng 2 người phụ nữ bỏ về và không quên đe dọa lại một câu: "Bố con ông sẽ biết tay tôi".

Hai, ba ngày sau thì một sự lạ xảy ra là ông M. và người con trai là Nguyễn Viết S. cứ ôm khư khư hai chiếc cột nhà mà nhìn nhau cười hềnh hệch. Xâu chuỗi mọi sự việc người ta đổ dồn mọi nghi ngờ về chiếc nón bỏ quên của cô thợ cấy và đồn đoán rằng chiếc nón trên đã bị…yểm bùa. Hoảng quá, cả nhà nhốn nháo đi tìm thầy về làm lễ 2 ngày để giải "câu niệm chú", đến nay ông M. trở lại bình thường nhưng anh S. thì vẫn lầm lì không tinh nhanh như trước. Sau "đại nạn" ông M. kể với chúng tôi:"Không hiểu sao lúc đó tôi chỉ thích cười, cười cả ngày không chán, không muốn ăn dù người đói mệt lả đi. Bùa ngải gì đó tôi không tin lắm nhưng thấy chuyện rành rành như thế nên cũng sợ".

(Còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.