10 câu hỏi mà người chuẩn bị mua ô tô cần phải biết rõ
Nên mua xe cũ hay mới, trả thẳng hay trả góp, mua những bảo hiểm gì là một số thắc mắc mà người lần đầu mua xe không thể tự trả lời.
Khi tích lũy đủ số tiền có thể mua ôtô, người Việt thường đứng trước hàng loạt thắc mắc, bỡ ngỡ vì lần đầu sở hữu phương tiện đắt tiền. Thời gian từ khi quyết định mua xe tới lúc chọn được mẫu xe ưng ý có thể mất cả tháng tới vài tháng. Dưới đây là những câu hỏi nhiều người mua xe thường gặp.
1. Nên mua xe cũ hay xe mới?
Đây là câu hỏi nhiều người thường đau đầu khi có một số tiền trong tay. Xe mới đỡ lo nghĩ về chất lượng, nhưng cùng mức tiền thường mua được xe cũ ở phân khúc cao hơn. Vậy ai nên mua xe cũ, ai nên mua xe mới?
Lời khuyên của những người có kinh nghiệm là nếu không có hiểu biết nhiều về xe, tốt nhất nên chọn xe mới. Đặc biệt là phụ nữ, nên chọn xe mới cho yên tâm, không cần lo nghĩ tới chất lượng, lịch sử của xe.
Nếu có hiểu biết về xe và biết rõ nguồn gốc xe cũ thì có thể chọn xe cũ, ví dụ xe của bạn bè, người thân để lại. Khách hàng mua xe lần đầu nên tránh mua xe qua thợ vì rất khó để nhận biết xe có va chạm, sửa chữa nhiều hay chưa.
2. Mua dòng xe nào (sedan, hatchback, crossover...)?
Mỗi dòng xe có thiết kế và tác dụng khác nhau. Để lựa chọn dòng xe nào nên mua, khách hàng cân nhắc dựa trên hai yếu tố: cảm tính về thiết kế và mục đích sử dụng.
Ví dụ nếu không thích kiểu đuôi ngắn của hatchback thì có thể chọn sedan hay crossover. Người khác lại thích sự cao ráo, thoáng đãng thì tìm tới crossover, SUV hay bán tải. Yếu tố cảm tính thiết kế khá quan trọng, bởi "đừng bao giờ mua một chiếc xe mà bạn không thích".
Sau đó xét tới mục đích sử dụng. Nếu gia đình đông người, thường xuyên đi xa thì crossover và SUV hay MPV là lựa chọn hợp lý hơn cả. Nếu một người phải chở nhiều đồ, chạy công trình miền núi thì bán tải là số một.
Nếu chỉ quanh quẩn thành phố thì ba lựa chọn ưu tiên là sedan, hatchback và crossover. Sedan có sự cân đối trong thiết kế, cốp xe chứa được nhiều đồ, trong khi hatchback lại ngắn, gọn gàng dễ xoay chuyển trong phố đông. Crossover hợp thời, tầm quan sát thoáng đãng hơn hẳn sedan và hatchback.
Không có một quy tắc chung về dòng xe cho tất cả khách hàng, mỗi người tự cân nhắc giữa thế mạnh từng dòng xe với nhu cầu của mình để lựa chọn.
3. Mua tầm giá nào, trả góp hay trả thẳng?
Trả góp là hình thức phổ biến hiện nay với người trẻ khi mua xe hơi vì không phải chờ đợi tới khi đủ tiền mới mua xe. Ngược lại, trả thẳng dành cho khách hàng dư giả tài chính, sau khi mua xe vẫn còn khoản tiết kiệm lớn cho cuộc sống.
Với mua xe trả góp, để xác định số tiền nên vay cần căn cứ vào khoản tiết kiệm đã có, chi phí sử dụng xe và mức thu nhập hàng tháng để đưa ra quyết định.
Thông thường, các chuyên gia tài chính khuyên, để vay mua xe trả góp nhất định bạn phải có thu nhập thường xuyên. Khoản thu nhập thường xuyên ổn định nhằm đảm bảo bạn có khả năng trả nợ hàng tháng.
Để mua xe, hiện nay ngân hàng có thể cho vay tới 70% giá xe, khách chỉ cần có 30%. Nhưng để an toàn, phòng trừ những rủi ro về sụt giảm thu nhập trong tương lai, nên có sẵn khoản tiền từ 40-50%. Chuyên gia cũng khuyên, số tiền bỏ ra mua xe không phải toàn bộ số tiền tiết kiệm. Ví dụ tiết kiệm 500 triệu, chỉ nên bỏ 300-350 triệu mua xe, khoản còn lại giữ đề phòng những biến cố trong cuộc sống.
Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng tới việc vay bao nhiêu, là thu nhập của bạn có đủ trả lãi và gốc hàng tháng. Cách tính là lấy số tiền phải trả ngân hàng mỗi tháng cộng với chi phí sử dụng xe trong tháng, nếu thu nhập gấp tối thiểu 3-4 lần khoản này thì mới nên vay. Hoặc cách tính khác là thu nhập gấp ít nhất 5 lần chi phí sử dụng ôtô hàng tháng.
Ví dụ, hàng tháng chi phí sử dụng xe 5 triệu, trả ngân hàng 10 triệu (tổng 15 triệu), thì thu nhập nên ở khoảng 40 triệu trở lên để đảm bảo nguồn tài chính luôn ổn định.
4. Mua ở đại lý nào?
Hệ thống đại lý cùng một hãng nhưng sẽ khác nhau về dịch vụ, độ chuyên nghiệp. Địa lý là một yếu tố quan trọng. Đại lý đó nên ở gần nhà hoặc nơi làm việc của bạn để tiện kiểm tra, bảo hành, bảo dưỡng khi cần.
Sau đó, tính tới yếu tố giá cả. Mỗi đại lý sẽ có những chương trình khuyến mãi hay cách tính các loại chi phí khác nhau. Nên tham khảo nhiều đại lý để lựa chọn đại lý có chi phí hợp lý nhất.
Cuối cùng, một điều quan trọng không nên bỏ qua là tìm hiểu trên internet. Sự phát triển của các cộng đồng sử dụng xe sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích về chất lượng dịch vụ của đại lý đó. Nếu có quá nhiều người phàn nàn, dù đại lý có gần nhà cũng nên bỏ qua, tìm tới đại lý có dịch vụ tốt hơn.
5. Có cần trả giá?
Có. Dù đại lý có những chương trình ưu đãi rất nhiều so với giá niêm yết, thì khách hàng vẫn nên trả giá. Những thời điểm trả giá dễ nhất là mùa ế khách (tháng 7 âm lịch) hay cuối mỗi tháng, khi nhân viên kinh doanh phải "chạy" doanh số. Nhiều nhân viên sẽ chịu cắt bớt hoa hồng mỗi xe để giảm giá cho khách hàng, nhằm đạt chỉ tiêu doanh số. Ngoài ra, thời điểm cuối thế hệ cũ để chuyển sang thế hệ mới, khách có thể thương lượng giảm giá.
Để có kiến thức trả giá, khách hàng nên tham khảo từ nhiều đại lý khác nhau. Bên cạnh đó, nắm rõ về những tiện nghi trên xe, để so sánh với xe khác, đối thủ cạnh tranh nhằm hướng tới mục đích "xe này phải giảm giá thêm nữa".
6. Có cần lái thử
Có. Lái thử là cách để khách cảm nhận chiếc xe vận hành có ổn định không, vị trí ngồi, quan sát có hợp với tầm vóc của người lái không. Nhiều tài xế, đặc biệt là nữ hay nhường việc chạy thử xe cho chồng nhưng điều đó không đúng, xe chồng lái thích chưa hẳn vợ đã thích và cũng chưa hẳn phù hợp. Ai là người sử dụng, người đó cần lái thử.
7. Nên mua những loại bảo hiểm nào?
Ngoài bảo hiểm bắt buộc là "trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba", hiện tại các hãng bảo hiểm tại Việt Nam cung cấp thêm 3 loại bảo hiểm tự nguyện khác cho người sở hữu ôtô gồm: Bảo hiểm vật chất xe cơ giới, bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe; cuối cùng là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe với hàng hóa.
Trường hợp mua xe cá nhân, không phải kinh doanh vận tải, khách hàng thường chỉ cần mua thêm bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Đây là loại bảo hiểm mà công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho những tổn thật vật chất xe gây ra do tai nạn bất ngờ, ngoài kiểm soát như đâm va, cháy nổ...
Thông thường các đại lý có liên kết với một hoặc vài hãng bảo hiểm để cung cấp cho khách hàng. Người mua xe nên lưu ý không phải mức phí bảo hiểm càng đắt càng được bảo hiểm nhiều và ngược lại. Vì thế, trước khi quyết định mua bảo hiểm, nên đọc kỹ hợp đồng để tránh xảy ra những tranh cãi về sau.
Một số kinh nghiệm thực tế như ở Việt Nam nên mua bảo hiểm có điều khoản thủy kích, hay xe sang nên bảo hiểm thêm phần mất cắp các bộ phận như logo, nắp chụp la-zăng, gương... Tuy thuộc vào điều kiện tài chính và sự cần thiết mà chọn gói bảo hiểm cho hợp lý.
8. Nên lắp thêm những trang bị gì?
Ngoài những trang bị sẵn có của phiên bản mà khách hàng mua, đại lý thường gợi ý khách lắp thêm một số phụ kiện. Để không mất thêm tiền vào những thứ không cần thiết, khách hàng nên cân nhắc option đó có thực sự cần dùng tới hay không.
Những lái xe có kinh nghiệm khuyên nên ưu tiên cho trang bị an toàn như camera lùi, cảm biến lùi, va chạm hay cảm biến lốp, phim cách nhiệt giảm bớt sức nóng và riêng tư hơn.
Những trang bị khác như cửa sổ trời, gương gập điện, ghế chỉnh điện... nếu tài chính chưa cho phép thì không cần thiết phải tích hợp ngay khi mua xe.
9. Tự đi đăng ký hay nhờ đại lý?
Về lý thuyết, chủ xe nên tự đi đăng ký cho xe mới của mình. Nhưng thực tế, thủ tục đăng ký xe ở Việt Nam tốn khá nhiều công đoạn, nên những người chỉ làm một lần khi mua xe sẽ bỡ ngỡ, thậm chí mất thêm tiền "cò". Vì thế, các đại lý bán xe đều hỗ trợ khách hàng làm thủ tục. Khách chỉ cần đi theo để tự tay bấm chọn biển số.
10. Chi phí nuôi xe tốn bao nhiêu?
Chi phí nuôi xe không giống nhau ở mọi khách hàng mà phụ thuộc vào tần suất sử dụng, chỗ đỗ, có thường xuyên đi đường tỉnh, cao tốc hay không... Thông thường, khoảng 3-4 năm đầu tiên, khách hàng không mất nhiều chi phí sửa chữa vì xe chưa hỏng hóc gì, chỉ cần thay thế định kỳ như dầu nhớt, lọc gió, đảo lốp...
Để cụ thể, dưới đây là bảng thống kê dựa trên một mẫu xe, ví dụ Kia Forte.
Bảng tổng hợp trên đây chỉ là một trường hợp cụ thể, áp dụng cho một người đi trung bình, 1.000 km mỗi tháng tức khoảng 33 km mỗi ngày. Mức tiêu thụ nhiên liệu cho vào khoảng gần 10 lít/100 km, giá xăng 20.000 đồng/lít.
Chi phí gửi xe áp dụng cho hầu hết những người sở hữu xe ở thành phố, không thể cho xe vào nhà (nhà hẹp hoặc ở chung cư), do đó phải gửi ở hầm chung cư hoặc bãi ở ngoài. Chi phí rửa xe một lần mỗi tuần, với mức giá trung bình 50.000 tại Hà Nội.
Nếu ai không tốn hoặc tốn ít một trong những loại ở bảng trên, trừ đi số tiền tương ứng để ra chi phí của mình. Ví dụ một người không mất tiền gửi xe (1,5 triệu) thì chi phí chỉ còn 2,9 triệu. Hoặc nếu đi ít chỉ 500 km mỗi tháng thì tiền xăng chỉ còn 1 triệu, tổng chi phí là 1,9 triệu.
Khi tích lũy đủ số tiền có thể mua ôtô, người Việt thường đứng trước hàng loạt thắc mắc, bỡ ngỡ vì lần đầu sở hữu phương tiện đắt tiền. Thời gian từ khi quyết định mua xe tới lúc chọn được mẫu xe ưng ý có thể mất cả tháng tới vài tháng. Dưới đây là những câu hỏi nhiều người mua xe thường gặp.
1. Nên mua xe cũ hay xe mới?
Đây là câu hỏi nhiều người thường đau đầu khi có một số tiền trong tay. Xe mới đỡ lo nghĩ về chất lượng, nhưng cùng mức tiền thường mua được xe cũ ở phân khúc cao hơn. Vậy ai nên mua xe cũ, ai nên mua xe mới?
Lời khuyên của những người có kinh nghiệm là nếu không có hiểu biết nhiều về xe, tốt nhất nên chọn xe mới. Đặc biệt là phụ nữ, nên chọn xe mới cho yên tâm, không cần lo nghĩ tới chất lượng, lịch sử của xe.
Nếu có hiểu biết về xe và biết rõ nguồn gốc xe cũ thì có thể chọn xe cũ, ví dụ xe của bạn bè, người thân để lại. Khách hàng mua xe lần đầu nên tránh mua xe qua thợ vì rất khó để nhận biết xe có va chạm, sửa chữa nhiều hay chưa.
2. Mua dòng xe nào (sedan, hatchback, crossover...)?
Mỗi dòng xe có thiết kế và tác dụng khác nhau. Để lựa chọn dòng xe nào nên mua, khách hàng cân nhắc dựa trên hai yếu tố: cảm tính về thiết kế và mục đích sử dụng.
Ví dụ nếu không thích kiểu đuôi ngắn của hatchback thì có thể chọn sedan hay crossover. Người khác lại thích sự cao ráo, thoáng đãng thì tìm tới crossover, SUV hay bán tải. Yếu tố cảm tính thiết kế khá quan trọng, bởi "đừng bao giờ mua một chiếc xe mà bạn không thích".
Sau đó xét tới mục đích sử dụng. Nếu gia đình đông người, thường xuyên đi xa thì crossover và SUV hay MPV là lựa chọn hợp lý hơn cả. Nếu một người phải chở nhiều đồ, chạy công trình miền núi thì bán tải là số một.
Nếu chỉ quanh quẩn thành phố thì ba lựa chọn ưu tiên là sedan, hatchback và crossover. Sedan có sự cân đối trong thiết kế, cốp xe chứa được nhiều đồ, trong khi hatchback lại ngắn, gọn gàng dễ xoay chuyển trong phố đông. Crossover hợp thời, tầm quan sát thoáng đãng hơn hẳn sedan và hatchback.
Không có một quy tắc chung về dòng xe cho tất cả khách hàng, mỗi người tự cân nhắc giữa thế mạnh từng dòng xe với nhu cầu của mình để lựa chọn.
3. Mua tầm giá nào, trả góp hay trả thẳng?
Trả góp là hình thức phổ biến hiện nay với người trẻ khi mua xe hơi vì không phải chờ đợi tới khi đủ tiền mới mua xe. Ngược lại, trả thẳng dành cho khách hàng dư giả tài chính, sau khi mua xe vẫn còn khoản tiết kiệm lớn cho cuộc sống.
Với mua xe trả góp, để xác định số tiền nên vay cần căn cứ vào khoản tiết kiệm đã có, chi phí sử dụng xe và mức thu nhập hàng tháng để đưa ra quyết định.
Thông thường, các chuyên gia tài chính khuyên, để vay mua xe trả góp nhất định bạn phải có thu nhập thường xuyên. Khoản thu nhập thường xuyên ổn định nhằm đảm bảo bạn có khả năng trả nợ hàng tháng.
Để mua xe, hiện nay ngân hàng có thể cho vay tới 70% giá xe, khách chỉ cần có 30%. Nhưng để an toàn, phòng trừ những rủi ro về sụt giảm thu nhập trong tương lai, nên có sẵn khoản tiền từ 40-50%. Chuyên gia cũng khuyên, số tiền bỏ ra mua xe không phải toàn bộ số tiền tiết kiệm. Ví dụ tiết kiệm 500 triệu, chỉ nên bỏ 300-350 triệu mua xe, khoản còn lại giữ đề phòng những biến cố trong cuộc sống.
Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng tới việc vay bao nhiêu, là thu nhập của bạn có đủ trả lãi và gốc hàng tháng. Cách tính là lấy số tiền phải trả ngân hàng mỗi tháng cộng với chi phí sử dụng xe trong tháng, nếu thu nhập gấp tối thiểu 3-4 lần khoản này thì mới nên vay. Hoặc cách tính khác là thu nhập gấp ít nhất 5 lần chi phí sử dụng ôtô hàng tháng.
Ví dụ, hàng tháng chi phí sử dụng xe 5 triệu, trả ngân hàng 10 triệu (tổng 15 triệu), thì thu nhập nên ở khoảng 40 triệu trở lên để đảm bảo nguồn tài chính luôn ổn định.
4. Mua ở đại lý nào?
Hệ thống đại lý cùng một hãng nhưng sẽ khác nhau về dịch vụ, độ chuyên nghiệp. Địa lý là một yếu tố quan trọng. Đại lý đó nên ở gần nhà hoặc nơi làm việc của bạn để tiện kiểm tra, bảo hành, bảo dưỡng khi cần.
Sau đó, tính tới yếu tố giá cả. Mỗi đại lý sẽ có những chương trình khuyến mãi hay cách tính các loại chi phí khác nhau. Nên tham khảo nhiều đại lý để lựa chọn đại lý có chi phí hợp lý nhất.
Cuối cùng, một điều quan trọng không nên bỏ qua là tìm hiểu trên internet. Sự phát triển của các cộng đồng sử dụng xe sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích về chất lượng dịch vụ của đại lý đó. Nếu có quá nhiều người phàn nàn, dù đại lý có gần nhà cũng nên bỏ qua, tìm tới đại lý có dịch vụ tốt hơn.
5. Có cần trả giá?
Có. Dù đại lý có những chương trình ưu đãi rất nhiều so với giá niêm yết, thì khách hàng vẫn nên trả giá. Những thời điểm trả giá dễ nhất là mùa ế khách (tháng 7 âm lịch) hay cuối mỗi tháng, khi nhân viên kinh doanh phải "chạy" doanh số. Nhiều nhân viên sẽ chịu cắt bớt hoa hồng mỗi xe để giảm giá cho khách hàng, nhằm đạt chỉ tiêu doanh số. Ngoài ra, thời điểm cuối thế hệ cũ để chuyển sang thế hệ mới, khách có thể thương lượng giảm giá.
Để có kiến thức trả giá, khách hàng nên tham khảo từ nhiều đại lý khác nhau. Bên cạnh đó, nắm rõ về những tiện nghi trên xe, để so sánh với xe khác, đối thủ cạnh tranh nhằm hướng tới mục đích "xe này phải giảm giá thêm nữa".
6. Có cần lái thử
Có. Lái thử là cách để khách cảm nhận chiếc xe vận hành có ổn định không, vị trí ngồi, quan sát có hợp với tầm vóc của người lái không. Nhiều tài xế, đặc biệt là nữ hay nhường việc chạy thử xe cho chồng nhưng điều đó không đúng, xe chồng lái thích chưa hẳn vợ đã thích và cũng chưa hẳn phù hợp. Ai là người sử dụng, người đó cần lái thử.
7. Nên mua những loại bảo hiểm nào?
Ngoài bảo hiểm bắt buộc là "trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba", hiện tại các hãng bảo hiểm tại Việt Nam cung cấp thêm 3 loại bảo hiểm tự nguyện khác cho người sở hữu ôtô gồm: Bảo hiểm vật chất xe cơ giới, bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe; cuối cùng là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe với hàng hóa.
Trường hợp mua xe cá nhân, không phải kinh doanh vận tải, khách hàng thường chỉ cần mua thêm bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Đây là loại bảo hiểm mà công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho những tổn thật vật chất xe gây ra do tai nạn bất ngờ, ngoài kiểm soát như đâm va, cháy nổ...
Thông thường các đại lý có liên kết với một hoặc vài hãng bảo hiểm để cung cấp cho khách hàng. Người mua xe nên lưu ý không phải mức phí bảo hiểm càng đắt càng được bảo hiểm nhiều và ngược lại. Vì thế, trước khi quyết định mua bảo hiểm, nên đọc kỹ hợp đồng để tránh xảy ra những tranh cãi về sau.
Một số kinh nghiệm thực tế như ở Việt Nam nên mua bảo hiểm có điều khoản thủy kích, hay xe sang nên bảo hiểm thêm phần mất cắp các bộ phận như logo, nắp chụp la-zăng, gương... Tuy thuộc vào điều kiện tài chính và sự cần thiết mà chọn gói bảo hiểm cho hợp lý.
8. Nên lắp thêm những trang bị gì?
Ngoài những trang bị sẵn có của phiên bản mà khách hàng mua, đại lý thường gợi ý khách lắp thêm một số phụ kiện. Để không mất thêm tiền vào những thứ không cần thiết, khách hàng nên cân nhắc option đó có thực sự cần dùng tới hay không.
Những lái xe có kinh nghiệm khuyên nên ưu tiên cho trang bị an toàn như camera lùi, cảm biến lùi, va chạm hay cảm biến lốp, phim cách nhiệt giảm bớt sức nóng và riêng tư hơn.
Những trang bị khác như cửa sổ trời, gương gập điện, ghế chỉnh điện... nếu tài chính chưa cho phép thì không cần thiết phải tích hợp ngay khi mua xe.
9. Tự đi đăng ký hay nhờ đại lý?
Về lý thuyết, chủ xe nên tự đi đăng ký cho xe mới của mình. Nhưng thực tế, thủ tục đăng ký xe ở Việt Nam tốn khá nhiều công đoạn, nên những người chỉ làm một lần khi mua xe sẽ bỡ ngỡ, thậm chí mất thêm tiền "cò". Vì thế, các đại lý bán xe đều hỗ trợ khách hàng làm thủ tục. Khách chỉ cần đi theo để tự tay bấm chọn biển số.
10. Chi phí nuôi xe tốn bao nhiêu?
Chi phí nuôi xe không giống nhau ở mọi khách hàng mà phụ thuộc vào tần suất sử dụng, chỗ đỗ, có thường xuyên đi đường tỉnh, cao tốc hay không... Thông thường, khoảng 3-4 năm đầu tiên, khách hàng không mất nhiều chi phí sửa chữa vì xe chưa hỏng hóc gì, chỉ cần thay thế định kỳ như dầu nhớt, lọc gió, đảo lốp...
Để cụ thể, dưới đây là bảng thống kê dựa trên một mẫu xe, ví dụ Kia Forte.
Chi phí | Tần suất/tháng | Số tiền |
Xăng dầu | 1.000 km | 2.000.000 |
Rửa xe | 4 lần | 200.000 |
Gửi xe | Nhà và cơ quan | 1.500.000 |
Phí cầu đường | Thỉnh thoảng đi tỉnh | 200.000 |
Bảo dưỡng, sửa chữa phát sinh | 500.000 | |
Tổng | 4.400.000 |
Bảng tổng hợp trên đây chỉ là một trường hợp cụ thể, áp dụng cho một người đi trung bình, 1.000 km mỗi tháng tức khoảng 33 km mỗi ngày. Mức tiêu thụ nhiên liệu cho vào khoảng gần 10 lít/100 km, giá xăng 20.000 đồng/lít.
Chi phí gửi xe áp dụng cho hầu hết những người sở hữu xe ở thành phố, không thể cho xe vào nhà (nhà hẹp hoặc ở chung cư), do đó phải gửi ở hầm chung cư hoặc bãi ở ngoài. Chi phí rửa xe một lần mỗi tuần, với mức giá trung bình 50.000 tại Hà Nội.
Nếu ai không tốn hoặc tốn ít một trong những loại ở bảng trên, trừ đi số tiền tương ứng để ra chi phí của mình. Ví dụ một người không mất tiền gửi xe (1,5 triệu) thì chi phí chỉ còn 2,9 triệu. Hoặc nếu đi ít chỉ 500 km mỗi tháng thì tiền xăng chỉ còn 1 triệu, tổng chi phí là 1,9 triệu.
Không có nhận xét nào: