Đang sống chung với bố mẹ có thể tách sổ hộ khẩu được không?
Tôi lấy vợ được 2 năm nhưng sống chung với bố mẹ. Nay tôi muốn tách khẩu nhưng chính quyền yêu cầu phải có sổ đỏ đất hoặc nhà (kể cả được cho, tặng).
Tôi muốn hỏi cách trả lời như vậy có đúng không? Tách hộ khẩu được thực hiện trong trường hợp nào?
Minh Hùng
Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Theo Điều 25 Luật Cư trú, sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình; mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú; những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu; nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.
Trường hợp của anh, anh đã lấy vợ được hai năm và vẫn sống chung với bố mẹ thì có thể được coi là nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp (hộ gia đình của vợ chồng anh và hộ gia đình của bố mẹ anh). Theo quy định nêu, mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.
Theo điểm a khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú, điều kiện để tách sổ hộ khẩu khi có cùng một chỗ ở hợp pháp là chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu.
Theo khoản 2 Điều này, khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Theo khoản 3 Điều 27 Luật Cư trú, trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo khoản 5 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA, khi tách sổ hộ khẩu không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở hợp pháp. Do đó, yêu cầu của công an có thẩm quyền về việc có “sổ đỏ” đất hoặc nhà của bản thân hoặc hợp đồng tặng cho của bố mẹ là không có cơ sở.
Theo đó, anh được quyền khiếu nại và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tách sổ hộ khẩu theo đúng quy định của Luật cư trú.
Tôi muốn hỏi cách trả lời như vậy có đúng không? Tách hộ khẩu được thực hiện trong trường hợp nào?
Minh Hùng
Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Theo Điều 25 Luật Cư trú, sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình; mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú; những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu; nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.
Trường hợp của anh, anh đã lấy vợ được hai năm và vẫn sống chung với bố mẹ thì có thể được coi là nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp (hộ gia đình của vợ chồng anh và hộ gia đình của bố mẹ anh). Theo quy định nêu, mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.
Theo điểm a khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú, điều kiện để tách sổ hộ khẩu khi có cùng một chỗ ở hợp pháp là chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu.
Theo khoản 2 Điều này, khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Theo khoản 3 Điều 27 Luật Cư trú, trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo khoản 5 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA, khi tách sổ hộ khẩu không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở hợp pháp. Do đó, yêu cầu của công an có thẩm quyền về việc có “sổ đỏ” đất hoặc nhà của bản thân hoặc hợp đồng tặng cho của bố mẹ là không có cơ sở.
Theo đó, anh được quyền khiếu nại và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tách sổ hộ khẩu theo đúng quy định của Luật cư trú.
Luật sư Kiều Anh Vũ
Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn
Không có nhận xét nào: