Người Việt và Cuộc Sống Mỹ ra sao?
Những năm đầu (75-85), phần lớn người Việt Nam khi tới Mỹ đều được hội đoàn hay nhà thờ đứng ra bảo lãnh hỗ trợ, cũng như được hưởng quy chế khá cao, nhất là những gia đình có con em nhỏ dưới 18 tuổi. Khi đó họ chẳng cần phải lo lắng, cứ từ từ tìm hiểu, học hỏi để hội nhập, mọi thứ đã có chính phủ lo. Đến từ một đất nước nghèo, nhu cầu vật chất cuộc sống còn ở mức tối thiểu, nên ai cũng hài lòng với hiện tại, nhất là thời điểm đó, nhìn quanh người Việt ai cũng nghèo như nhau, chẳng ai giàu hơn ai để so sánh.
Đời sống ở đâu cũng vậy, phải đi làm mới có thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa nhu cầu vật chất theo cuộc sống ngày càng lên cao.
Ngày mới qua, chỉ ao ước có nhu cầu sống tối thiểu. Nhưng khát vọng con người là thăng tiến, người Việt cũng không ngoại lệ, nên sau nhiều năm hội nhập, cuộc sống người Việt ở hải ngoại đã không còn cách biệt với người bản xứ, hay có thể có phần trội hơn. Vì người Việt vốn rất kiên trì chịu khó, cũng như bỏ công bỏ của nhiều để đầu tư cho học vấn con cái, nên sau nhiều năm, thành quả của họ có thể nhìn thấy một cách rõ ràng, phải nói là đáng ngưỡng mộ.
Còn thành phần mới qua định cư sau này, hầu hết là ra đi theo quy chế di dân, cá nhân bảo lãnh, như cha mẹ bảo lãnh cho con, anh em bảo lãnh cho nhau, chồng bảo lãnh vợ, do vậy điều kiện vật chất, thời gian hỗ trợ giúp đỡ có phần hạn chế hơn nhiều.
Đồng thời, vào thời điểm hiện tại, cuộc sống ở Việt Nam đã cải thiện hơn xưa. Có những bạn đang có cuộc sống tốt, có nhà (do cha mẹ để lại), có việc làm ổn định, hàng tháng (hay thỉnh thoảng) được thân nhân nước ngoài hỗ trợ một vài trăm đô la, có thể rất giàu hoặc không giàu, nhưng chí ít cũng có cuộc sống ung dung. Do đó có ước vọng rằng đi ra nước ngoài để có cuộc sống dễ dàng hơn, nhất là một cường quốc như nước Mỹ, và điển hình là thấy Việt kiều hải ngoại nhiều người thênh thang áo gấm về làng.
Với suy nghĩ như vậy, nên không ít người qua tới đây, thiếu kiến thức tối thiểu của cuộc sống hải ngoại, khi đối diện với khó khăn không lường trước đã không thích ứng được, dẫn đến suy sụp tinh thần, bất đắc chí, than thân trách phận, có khi oán trách cả người đã bảo trợ họ sang, vì sao giàu thế mà không lo cho họ một cuộc sống như họ muốn. Thành ra cả người bảo trợ lẫn người được bảo trợ đã lâm vào cảnh khó khăn bứt rứt, tiến thoái lưỡng nan, sứt mẻ tình cảm.
Ở bài viết này, tôi xin đưa ra những bước bắt buộc phải có của cuộc sống mới, mà bạn cần phải vượt qua, nếu muốn tái định cư ở một đất nước xa lạ, mọi thứ từ ngôn ngữ cũng như cách sống hoàn toàn khác biệt.
Sau khi đặt chân đến xứ Mỹ, người thân (người bảo trợ) sẽ mất vài ngày đưa bạn đi làm giấy tờ, hợp thức hoá cần thiết cho cuộc sống ở Mỹ, như thẻ căn cước, thẻ y tế, xin nhập học cho bọn trẻ.
Dưới đây là những quyền lợi bạn được hưỡng từ chính phủ:
- Các cháu dưới 18 tuổi sẽ vào học trường tiểu học và trung học gần nhà. Có xe bus đưa rước đi về hai bận, ăn trưa miễn phí ở trường. Có thể được cho vào lớp đặc biệt thời gian đầu để củng cố Anh ngữ. (Nhớ đem theo đầy đủ học bạ ở bên Việt Nam, và cần dịch sang tiếng Anh)
- Các cháu trên 18 tuổi có thể ghi danh nhập học ở trường cao đẳng địa phương với tên gọi là Community College. Ở đó bạn có thể học tiếng Anh và chọn một nghề nào đó làm kế sinh sống trong tương lai. Tùy theo sở thích và trình độ, bạn có thể chuyển tiếp lên trường đại học 4 năm để lấy bằng cử nhân.
Nếu bạn không có thu nhập, hoặc thu nhập thấp, thì tất cả miễn phí. Hầu hết ai cũng được chính phủ tài trợ (xin học bổng), đây là quyền lợi chung cho mọi công dân Mỹ.
Ngoài tiền học phí, sách vở do chính phủ giúp, miễn hoàn trả, nếu đủ điều kiện, bạn có thể nộp đơn vay tiền từ chính phủ, giúp hỗ trợ sinh sống để có thể học toàn thời gian.
- Con nít dưới 18 tuổi, người già trên 65 tuổi được trợ cấp y tế toàn phần của chính phủ (medicaid), và còn có thể xin thêm được food stamps (trợ cấp thực phẩm).
- Những người trên 18 tuổi hoặc dưới 65 tuổi, thu nhập thấp sẽ xin được trợ cấp y tế bán phần của chính phủ, như ở Texas có chương trình Gold card mà người Việt mình hay gọi là thẻ vàng. Mỗi tiểu bang có những chương trình và tên gọi khác nhau. (Những người mới nhập cư, hầu hết đủ điều kiện được hưởng vì chưa có thu nhập).
Người bảo trợ, hoặc cho gia đình bạn ở tạm nhà họ một thời gian ngắn cho đỡ tốn kém, hoặc tìm mướn dùm bạn một căn nhà (mắc rẻ tùy theo khả năng) và từ đây sẽ bắt đầu hành trình gian khổ, tự túc tự cường của chính bạn.
Nếu bạn có vốn mang theo, có tiền sống một thời gian không đến nỗi quẫn bách, thì lúc này bạn nên tranh thủ học tiếng Anh, cho dù không cần nhiều, nhưng ít nhất nghe được, nói được chút ít để kiếm việc làm, vì chẳng lẽ họ mướn bạn vào làm, còn phải mướn thêm người thông dịch?
Một điều cấp bách khác là phải học lái xe. Nhờ người thân kiếm mua một chiếc xe, mới cũ mắc rẻ tùy khả năng. Đây là chuyện bắt buộc (nếu không có tiền, bạn cũng phải thương lượng với người thân để hỏi mượn, sau này sẽ hoàn trả). Quỹ thời gian ở nước ngoài rất eo hẹp, không ai có thể đưa đón bạn mỗi ngày đi và về.
Ngôn ngữ và chiếc xe là chìa khoá mở đầu cho cuộc sống, ngày nào còn chưa có hai thứ này thì bạn sẽ còn bế tắc.
Trường hợp bạn không có tiền mang theo, nghĩa là vô sản, thì không thể chần chờ. Bạn phải chấp nhận bất cứ việc làm nào (đương nhiên là lương thiện), dù là những việc làm tay chân nặng nhọc, những việc không cần chất xám, để kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình.
Người bảo trợ, họ có thể tự nguyện giúp bạn thời gian đầu trong khả năng, nhưng họ không có bổn phận phải nuôi bạn và gia đình bạn. Hoặc dù họ có muốn, đôi khi cũng không đủ khả năng, vì số phí này không phải là con số nhỏ.
Còn việc làm ở xứ người trong trường hợp bạn là người mới ở đất nước này sẽ như thế nào? Cũng không khó hiểu, này nhé:
Cứ tưởng tượng, một người mới nhập cư đi xin việc làm: không nói, không nghe được chủ muốn nói gì, kinh nghiệm nghề nghiệp không có, đôi khi cũng đã có tuổi, sức khoẻ không còn sung mãn… Tất cả là con số không, không khác đứa bé còn đang chập chững tập đi, thì bạn sẽ làm được những gì, ngoài những việc không ai muốn làm mới tới tay mình.
Vậy thì sao? Có hai trường hợp:
1. Bạn là người năng động, tự tin:
Tôi chấp nhận vì tôi biết, với tôi đây chỉ là tạm thời. Một thời gian nữa, khi quen cuộc sống ở đây, rành đường xá, tiếng Anh giỏi, tôi sẽ tìm một việc làm khá hơn, hợp với khả năng hơn.
Với tôi, đều quan trọng hơn cả là môi trường, điều kiện sống tốt cho tương lai, sự phát triển của các con. Tôi tin với khả năng của mình, tôi chấp nhận dấn thân.
2. Bạn không chấp nhận được thực tại:
- Lỡ ôm một ảo mộng thiên đường.
- Từng nghe cuộc sống bên Mỹ vất vả, mà không hình dung được tới mức này.
- Ở Việt Nam tôi sướng gấp mấy lần, công việc cũ nhàn hạ, có nhân viên, tội gì. Tiếng là qua Mỹ mà tôi phải làm những chuyện nặng nhọc, như làm tiệm phở, làm chợ, giữ con nít.
- Nhìn chung quanh, thấy người qua trước giàu có, trong khi tôi phải làm việc tay chân như thế này, thật là mất mặt, biết vậy tôi không đi.
Hay thậm chí có bạn nằng nặc đòi quay về Việt Nam! Đó là những trường hợp tôi thấy đang xảy ra rất nhiều.
Mỗi lần quyết định đi hay ở đều không phải chuyện đơn giản. Ngoài chuyện tốn kém tiền bạc, thời giờ, còn có nỗ lực tình cảm của nhiều người thân. Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, tôi chỉ có mục đích phần nào giúp cho bạn hiểu rõ con đường trước mặt, để có một quyết định sáng suốt nhất.
Những người Việt tha hương từ nhiều năm trước, họ không có chọn lựa nên dù thế nào cũng cắn răng dấn thân, kiên quyết đạp đổ mọi trở ngại. Nhờ vậy, có thể nói gian khổ họ trải qua, nhất là tinh thần, gấp vạn lần hoàn cảnh hiện tại của các bạn, nhưng họ đã vượt qua và thành công.
Còn hiện tại, bạn có lợi thế hơn nhiều. Bạn có người thân bên cạnh hướng dẫn trong cuộc sống mới, có chút tiền mang theo. Cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã vững mạnh. Về tinh thần, bớt được nhiều cảm giác bơ vơ lạc lõng. Tuy nhiên, thời nào cũng có những việc bạn phải tự làm. Đó là nỗ lực phấn đấu, việc này không ai có thể làm thay thế bạn được.
Tôi hy vọng những thành quả giàu sang của người đi trước sẽ là động lực cho bạn dấn thân, chứ đừng lấy đó so sánh, phân bì để rồi thay vì dấn thân tiến bước, bạn trở thành thất chí, than thân trách phận, dùng ánh mắt cay đắng nhìn đời.
Tôi đã chứng kiến không ít người là nạn nhân của nhân sinh quan sai lầm này. Hãy nhớ những người thành công hiện giờ, họ cũng phải trải qua một thời gian dài phấn đấu, không khác gì bạn bây giờ. Hay có khi còn khổ hơn bạn bây giờ nữa.
Còn nếu bạn đọc xong bài viết này, đã có chút khái niệm, thấy rằng hoàn cảnh mình ở Việt Nam tốt hơn, thì tôi khuyên bạn nên ở lại nước mình, đừng đi làm chi cho phí thì giờ, tốn tiền và tốn công người bảo trợ.
Nước Mỹ chưa bao giờ tự phong đất nước này là thiên đường, chỉ là từ những cảm nhận của một đại đa số nào đó, ưu ái mến tặng cho nó mà thôi. Thiên đường hay địa ngục là do từng trường hợp cá nhân, đừng thần thánh hoá quá, để rồi thất vọng.
Theo quan điểm của riêng tôi, đất Mỹ không là thiên đường một cách huyễn hoặc, xa xôi. Đất Mỹ cũng có ưu, có khuyết, và nhiều mặt tầm thường như mọi nước khác. Có đều tôi có thể khẳng định, nơi chốn này cho bạn và nhất là giới trẻ rất nhiều cơ hội để tiến thân. Chỉ là bạn có chịu nắm lấy hay không mà thôi!
Tôi biết bài viết này chỉ đúng trong một phạm vi nhỏ nào đó, không phản ánh được tất cả. Nếu không phải trong trường hợp mình, cứ xem như đọc một chuyện tầm phào. Cám ơn bạn.
Đời sống ở đâu cũng vậy, phải đi làm mới có thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa nhu cầu vật chất theo cuộc sống ngày càng lên cao.
Ngày mới qua, chỉ ao ước có nhu cầu sống tối thiểu. Nhưng khát vọng con người là thăng tiến, người Việt cũng không ngoại lệ, nên sau nhiều năm hội nhập, cuộc sống người Việt ở hải ngoại đã không còn cách biệt với người bản xứ, hay có thể có phần trội hơn. Vì người Việt vốn rất kiên trì chịu khó, cũng như bỏ công bỏ của nhiều để đầu tư cho học vấn con cái, nên sau nhiều năm, thành quả của họ có thể nhìn thấy một cách rõ ràng, phải nói là đáng ngưỡng mộ.
Còn thành phần mới qua định cư sau này, hầu hết là ra đi theo quy chế di dân, cá nhân bảo lãnh, như cha mẹ bảo lãnh cho con, anh em bảo lãnh cho nhau, chồng bảo lãnh vợ, do vậy điều kiện vật chất, thời gian hỗ trợ giúp đỡ có phần hạn chế hơn nhiều.
Đồng thời, vào thời điểm hiện tại, cuộc sống ở Việt Nam đã cải thiện hơn xưa. Có những bạn đang có cuộc sống tốt, có nhà (do cha mẹ để lại), có việc làm ổn định, hàng tháng (hay thỉnh thoảng) được thân nhân nước ngoài hỗ trợ một vài trăm đô la, có thể rất giàu hoặc không giàu, nhưng chí ít cũng có cuộc sống ung dung. Do đó có ước vọng rằng đi ra nước ngoài để có cuộc sống dễ dàng hơn, nhất là một cường quốc như nước Mỹ, và điển hình là thấy Việt kiều hải ngoại nhiều người thênh thang áo gấm về làng.
Với suy nghĩ như vậy, nên không ít người qua tới đây, thiếu kiến thức tối thiểu của cuộc sống hải ngoại, khi đối diện với khó khăn không lường trước đã không thích ứng được, dẫn đến suy sụp tinh thần, bất đắc chí, than thân trách phận, có khi oán trách cả người đã bảo trợ họ sang, vì sao giàu thế mà không lo cho họ một cuộc sống như họ muốn. Thành ra cả người bảo trợ lẫn người được bảo trợ đã lâm vào cảnh khó khăn bứt rứt, tiến thoái lưỡng nan, sứt mẻ tình cảm.
Ở bài viết này, tôi xin đưa ra những bước bắt buộc phải có của cuộc sống mới, mà bạn cần phải vượt qua, nếu muốn tái định cư ở một đất nước xa lạ, mọi thứ từ ngôn ngữ cũng như cách sống hoàn toàn khác biệt.
Sau khi đặt chân đến xứ Mỹ, người thân (người bảo trợ) sẽ mất vài ngày đưa bạn đi làm giấy tờ, hợp thức hoá cần thiết cho cuộc sống ở Mỹ, như thẻ căn cước, thẻ y tế, xin nhập học cho bọn trẻ.
Dưới đây là những quyền lợi bạn được hưỡng từ chính phủ:
- Các cháu dưới 18 tuổi sẽ vào học trường tiểu học và trung học gần nhà. Có xe bus đưa rước đi về hai bận, ăn trưa miễn phí ở trường. Có thể được cho vào lớp đặc biệt thời gian đầu để củng cố Anh ngữ. (Nhớ đem theo đầy đủ học bạ ở bên Việt Nam, và cần dịch sang tiếng Anh)
- Các cháu trên 18 tuổi có thể ghi danh nhập học ở trường cao đẳng địa phương với tên gọi là Community College. Ở đó bạn có thể học tiếng Anh và chọn một nghề nào đó làm kế sinh sống trong tương lai. Tùy theo sở thích và trình độ, bạn có thể chuyển tiếp lên trường đại học 4 năm để lấy bằng cử nhân.
Nếu bạn không có thu nhập, hoặc thu nhập thấp, thì tất cả miễn phí. Hầu hết ai cũng được chính phủ tài trợ (xin học bổng), đây là quyền lợi chung cho mọi công dân Mỹ.
Ngoài tiền học phí, sách vở do chính phủ giúp, miễn hoàn trả, nếu đủ điều kiện, bạn có thể nộp đơn vay tiền từ chính phủ, giúp hỗ trợ sinh sống để có thể học toàn thời gian.
- Con nít dưới 18 tuổi, người già trên 65 tuổi được trợ cấp y tế toàn phần của chính phủ (medicaid), và còn có thể xin thêm được food stamps (trợ cấp thực phẩm).
- Những người trên 18 tuổi hoặc dưới 65 tuổi, thu nhập thấp sẽ xin được trợ cấp y tế bán phần của chính phủ, như ở Texas có chương trình Gold card mà người Việt mình hay gọi là thẻ vàng. Mỗi tiểu bang có những chương trình và tên gọi khác nhau. (Những người mới nhập cư, hầu hết đủ điều kiện được hưởng vì chưa có thu nhập).
Người bảo trợ, hoặc cho gia đình bạn ở tạm nhà họ một thời gian ngắn cho đỡ tốn kém, hoặc tìm mướn dùm bạn một căn nhà (mắc rẻ tùy theo khả năng) và từ đây sẽ bắt đầu hành trình gian khổ, tự túc tự cường của chính bạn.
Nếu bạn có vốn mang theo, có tiền sống một thời gian không đến nỗi quẫn bách, thì lúc này bạn nên tranh thủ học tiếng Anh, cho dù không cần nhiều, nhưng ít nhất nghe được, nói được chút ít để kiếm việc làm, vì chẳng lẽ họ mướn bạn vào làm, còn phải mướn thêm người thông dịch?
Một điều cấp bách khác là phải học lái xe. Nhờ người thân kiếm mua một chiếc xe, mới cũ mắc rẻ tùy khả năng. Đây là chuyện bắt buộc (nếu không có tiền, bạn cũng phải thương lượng với người thân để hỏi mượn, sau này sẽ hoàn trả). Quỹ thời gian ở nước ngoài rất eo hẹp, không ai có thể đưa đón bạn mỗi ngày đi và về.
Ngôn ngữ và chiếc xe là chìa khoá mở đầu cho cuộc sống, ngày nào còn chưa có hai thứ này thì bạn sẽ còn bế tắc.
Trường hợp bạn không có tiền mang theo, nghĩa là vô sản, thì không thể chần chờ. Bạn phải chấp nhận bất cứ việc làm nào (đương nhiên là lương thiện), dù là những việc làm tay chân nặng nhọc, những việc không cần chất xám, để kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình.
Người bảo trợ, họ có thể tự nguyện giúp bạn thời gian đầu trong khả năng, nhưng họ không có bổn phận phải nuôi bạn và gia đình bạn. Hoặc dù họ có muốn, đôi khi cũng không đủ khả năng, vì số phí này không phải là con số nhỏ.
Còn việc làm ở xứ người trong trường hợp bạn là người mới ở đất nước này sẽ như thế nào? Cũng không khó hiểu, này nhé:
Cứ tưởng tượng, một người mới nhập cư đi xin việc làm: không nói, không nghe được chủ muốn nói gì, kinh nghiệm nghề nghiệp không có, đôi khi cũng đã có tuổi, sức khoẻ không còn sung mãn… Tất cả là con số không, không khác đứa bé còn đang chập chững tập đi, thì bạn sẽ làm được những gì, ngoài những việc không ai muốn làm mới tới tay mình.
Vậy thì sao? Có hai trường hợp:
1. Bạn là người năng động, tự tin:
Tôi chấp nhận vì tôi biết, với tôi đây chỉ là tạm thời. Một thời gian nữa, khi quen cuộc sống ở đây, rành đường xá, tiếng Anh giỏi, tôi sẽ tìm một việc làm khá hơn, hợp với khả năng hơn.
Với tôi, đều quan trọng hơn cả là môi trường, điều kiện sống tốt cho tương lai, sự phát triển của các con. Tôi tin với khả năng của mình, tôi chấp nhận dấn thân.
2. Bạn không chấp nhận được thực tại:
- Lỡ ôm một ảo mộng thiên đường.
- Từng nghe cuộc sống bên Mỹ vất vả, mà không hình dung được tới mức này.
- Ở Việt Nam tôi sướng gấp mấy lần, công việc cũ nhàn hạ, có nhân viên, tội gì. Tiếng là qua Mỹ mà tôi phải làm những chuyện nặng nhọc, như làm tiệm phở, làm chợ, giữ con nít.
- Nhìn chung quanh, thấy người qua trước giàu có, trong khi tôi phải làm việc tay chân như thế này, thật là mất mặt, biết vậy tôi không đi.
Hay thậm chí có bạn nằng nặc đòi quay về Việt Nam! Đó là những trường hợp tôi thấy đang xảy ra rất nhiều.
Mỗi lần quyết định đi hay ở đều không phải chuyện đơn giản. Ngoài chuyện tốn kém tiền bạc, thời giờ, còn có nỗ lực tình cảm của nhiều người thân. Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, tôi chỉ có mục đích phần nào giúp cho bạn hiểu rõ con đường trước mặt, để có một quyết định sáng suốt nhất.
Những người Việt tha hương từ nhiều năm trước, họ không có chọn lựa nên dù thế nào cũng cắn răng dấn thân, kiên quyết đạp đổ mọi trở ngại. Nhờ vậy, có thể nói gian khổ họ trải qua, nhất là tinh thần, gấp vạn lần hoàn cảnh hiện tại của các bạn, nhưng họ đã vượt qua và thành công.
Còn hiện tại, bạn có lợi thế hơn nhiều. Bạn có người thân bên cạnh hướng dẫn trong cuộc sống mới, có chút tiền mang theo. Cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã vững mạnh. Về tinh thần, bớt được nhiều cảm giác bơ vơ lạc lõng. Tuy nhiên, thời nào cũng có những việc bạn phải tự làm. Đó là nỗ lực phấn đấu, việc này không ai có thể làm thay thế bạn được.
Tôi hy vọng những thành quả giàu sang của người đi trước sẽ là động lực cho bạn dấn thân, chứ đừng lấy đó so sánh, phân bì để rồi thay vì dấn thân tiến bước, bạn trở thành thất chí, than thân trách phận, dùng ánh mắt cay đắng nhìn đời.
Tôi đã chứng kiến không ít người là nạn nhân của nhân sinh quan sai lầm này. Hãy nhớ những người thành công hiện giờ, họ cũng phải trải qua một thời gian dài phấn đấu, không khác gì bạn bây giờ. Hay có khi còn khổ hơn bạn bây giờ nữa.
Còn nếu bạn đọc xong bài viết này, đã có chút khái niệm, thấy rằng hoàn cảnh mình ở Việt Nam tốt hơn, thì tôi khuyên bạn nên ở lại nước mình, đừng đi làm chi cho phí thì giờ, tốn tiền và tốn công người bảo trợ.
Nước Mỹ chưa bao giờ tự phong đất nước này là thiên đường, chỉ là từ những cảm nhận của một đại đa số nào đó, ưu ái mến tặng cho nó mà thôi. Thiên đường hay địa ngục là do từng trường hợp cá nhân, đừng thần thánh hoá quá, để rồi thất vọng.
Theo quan điểm của riêng tôi, đất Mỹ không là thiên đường một cách huyễn hoặc, xa xôi. Đất Mỹ cũng có ưu, có khuyết, và nhiều mặt tầm thường như mọi nước khác. Có đều tôi có thể khẳng định, nơi chốn này cho bạn và nhất là giới trẻ rất nhiều cơ hội để tiến thân. Chỉ là bạn có chịu nắm lấy hay không mà thôi!
Tôi biết bài viết này chỉ đúng trong một phạm vi nhỏ nào đó, không phản ánh được tất cả. Nếu không phải trong trường hợp mình, cứ xem như đọc một chuyện tầm phào. Cám ơn bạn.
Không có nhận xét nào: