Quy định mới về tuổi nghỉ hưu và kéo dài thời gian phục vụ trong CAND
Về hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an, Điều 10 quy định: cấp úy: nam 53, nữ 53; thiếu tá, trung tá: nam 55, nữ 53; thượng tá: nam 58, nữ 55; đại tá: nam 60, nữ 55; cấp tướng: nam 60, nữ 55.
* Tuổi nghỉ hưu của của sỹ quan Công an là bao nhiêu?
Hạn tuổi nghỉ hưu đối với Trưởng phòng, Trưởng Công an quận, huyện là bao nhiêu? Trường hợp nào sĩ quan công an được kéo dài tuổi nghỉ hưu? Khi kéo dài tuổi hưu có được giữ chức vụ lãnh đạo?
Nghị định số 103/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật CAND sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 6-12-2015. Nghị định quy định nhiều nội dung mới như: hạn tuổi cao nhất phục vụ trong CAND, chức danh, chức vụ tương đương Tổng cục trưởng, Tư lệnh, chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi phục vụ trong CAND…
Theo Nghị định, Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động là chức vụ tương đương Tổng cục trưởng, Tư lệnh và do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
* Những trường hợp nào được kéo dài tuổi nghỉ hưu?
Đối với những trường hợp được kéo dài tuổi nghỉ hưu, Nghị định quy định: Sĩ quan CAND là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp có thể được kéo dài tuổi phục vụ để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu trong CAND.
Thời gian kéo dài như sau: Không quá 10 năm đối với giáo sư; không quá 7 năm đối với phó giáo sư; không quá 5 năm đối với tiến sĩ, chuyên gia cao cấp. Trong thời gian kéo dài tuổi phục vụ, những đối tượng trên có quyền đề nghị nghỉ làm việc để hưởng chế độ hưu theo quy định.
Nghị định cũng quy định, trường hợp đặc biệt, việc kéo dài tuổi phục vụ cao hơn do Chủ tịch nước quyết định (tức kéo dài cao hơn mức 10 năm đối với giáo sư, 7 năm với phó giáo sư, 5 năm đối với tiến sĩ, chuyên gia cao cấp).
Trong thời hạn kéo dài tuổi phục vụ, sĩ quan CAND phải thôi giữ chức vụ lãnh đạo chỉ huy.
Riêng đối với nữ sĩ quan cấp tướng, theo quy định tại Nghị định 53/2015 của Chính phủ, tuổi nghỉ hưu được kéo dài không quá 5 năm, tức tối đa đến 60 tuổi. Đặc biệt, theo khoản 3, Điều 3 của Nghị định này thì nữ sĩ quan cấp tướng khi kéo dài tuổi nghỉ hưu “vẫn tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý”.
Việc xét kéo dài tuổi nghỉ hưu của sĩ quan cấp tướng, chức vụ từ Tổng cục trưởng trở lên do Bộ trưởng Bộ Công an trình cấp có thẩm quyền quyết định. Đối với cấp bậc hàm từ đại tá, các chức vụ từ Phó Tổng cục trưởng trở xuống do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Khoản 3, Điều 13, Nghị định 103 cũng quy định: “Trường hợp đặc biệt, việc kéo dài hạn tuổi phục vụ của sĩ quan CAND do Bộ trưởng Bộ Công an trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định”.
* Lãnh đạo Công an các quận, huyện hiện đang có cấp bậc hàm là đại tá thì tuổi nghỉ hưu ở tuổi nào?
Thời gian qua, nhiều ý kiến băn khoăn về việc những sĩ quan Công an giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng hoặc lãnh đạo Công an các quận, huyện hiện đang có cấp bậc hàm là đại tá thì tuổi nghỉ hưu là 58 hay 60 tuổi vì theo quy định của Luật CAND và theo Nghị định 103 thì sĩ quan có cấp bậc hàm đại tá hạn tuổi phục vụ là 60.
Về vấn đề này, Trung tướng, GS, TS Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính Bộ Công an cho biết, những sĩ quan giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng, quận, huyện trong CAND đang có cấp bậc hàm đại tá thì cấp bậc hàm này là thực hiện theo Luật CAND năm 2005, tức việc thăng cấp bậc hàm diễn ra trước thời điểm Luật CAND 2014 có hiệu lực thi hành (1-7-2015).
Hiện nay, Luật CAND 2014 quy định cấp bậc hàm cao nhất của Trưởng phòng, Trưởng công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trung đoàn trưởng là thượng tá và hạn tuổi phục vụ của cấp bậc hàm này là 58.
Do đó, những sĩ quan có cấp bậc hàm đại tá đang giữ chức vụ Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trung đoàn trưởng thì hạn tuổi nghỉ hưu cũng là 58.
Tới đây, vấn đề này sẽ được quy định trong thông tư hướng dẫn của Bộ. Về quy định cấp hàm sĩ quan cấp trưởng cao hơn cấp phó một bậc, Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh cho biết, quy định này áp dụng đối với các các chức vụ có cấp bậc hàm cấp tướng.
* Đội phó, phó công an phường có cấp bậc hàm cao nhất là trung tá
Đối với cấp tá, cấp bậc hàm cấp phó thấp hơn hoặc bằng cấp trưởng. Như vậy, cấp Phó Cục trưởng, Phó Giám đốc công an tỉnh có cấp bậc hàm cao nhất là đại tá; phó trưởng phòng, phó trưởng công an quận, huyện, thị xã có cấp bậc hàm cao nhất là thượng tá; đội phó, phó công an phường có cấp bậc hàm cao nhất là trung tá. Bộ sẽ có thông tư hướng dẫn những những nội dung này.
* Những quy định mới về học viên các Trường CAND
Điều 21, Luật CAND quy định, học sinh, sinh viên hưởng sinh hoạt phí tại các trường của CAND, khi tốt nghiệp được phong cấp bậc hàm như sau: trung cấp phong trung sĩ; cao đẳng phong thượng sĩ; đại học phong thiếu úy. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm cao hơn một bậc.
Cán bộ, công chức hoặc người tốt nghiệp các học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề được tuyển chọn vào CAND thì căn cứ vào trình độ được đào tạo, quá trình công tác, nhiệm vụ được giao và bậc lương được xếp để phong cấp bậc hàm tương ứng. Chiến sĩ nghĩa vụ được phong cấp bậc hàm khởi điểm là binh nhì.
Như vậy, so với Luật CAND năm 2005, cấp hàm khởi điểm của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp không thay đổi. Tuy nhiên, có điểm đáng chú ý là trước đây, hệ đại học tại các học viện CAND kéo dài 5 năm, sau khi ra trường được phong hàm thiếu úy.
Nay hệ đại học rút ngắn còn 4 năm và học viên tốt nghiệp đại học cũng phong hàm thiếu úy, như vậy là sớm hơn được 1 năm. Trong khi đó, học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có thời gian đào tạo lần lượt là 2 năm và 3 năm, để có cấp hàm thiếu úy thì cần thời gian 5 năm, tức lâu hơn 1 năm so sinh viên tốt nghiệp đại học. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, học viên tốt nghiệp loại xuất sắc là có tổng điểm từ 9,0 trở lên.
* Chế độ, chính sách đối với sĩ quan công an nghỉ hưu
Về chế độ, chính sách đối với sĩ quan công an nghỉ hưu, Điều 14, Nghị định 103 quy định, sĩ quan được nghỉ hưu khi đủ điều kiện: hết hạn tuổi phục vụ theo quy định và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp sĩ quan công an chưa đủ điều kiện nghỉ hưu mà đơn vị không còn nhu cầu bố trí hoặc không chuyển ngành được, tự nguyện xin nghỉ thì giải quyết chế độ hưu trí nếu nam sĩ quan đủ 25 năm, nữ sĩ quan đủ 20 năm phục vụ trong CAND.
* Tuổi nghỉ hưu của của sỹ quan Công an là bao nhiêu?
Hạn tuổi nghỉ hưu đối với Trưởng phòng, Trưởng Công an quận, huyện là bao nhiêu? Trường hợp nào sĩ quan công an được kéo dài tuổi nghỉ hưu? Khi kéo dài tuổi hưu có được giữ chức vụ lãnh đạo?
Nghị định số 103/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật CAND sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 6-12-2015. Nghị định quy định nhiều nội dung mới như: hạn tuổi cao nhất phục vụ trong CAND, chức danh, chức vụ tương đương Tổng cục trưởng, Tư lệnh, chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi phục vụ trong CAND…
Theo Nghị định, Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động là chức vụ tương đương Tổng cục trưởng, Tư lệnh và do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Về hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an, Điều 10 quy định: cấp úy: nam 53, nữ 53; thiếu tá, trung tá: nam 55, nữ 53; thượng tá: nam 58, nữ 55; đại tá: nam 60, nữ 55; cấp tướng: nam 60, nữ 55.
* Những trường hợp nào được kéo dài tuổi nghỉ hưu?
Đối với những trường hợp được kéo dài tuổi nghỉ hưu, Nghị định quy định: Sĩ quan CAND là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp có thể được kéo dài tuổi phục vụ để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu trong CAND.
Thời gian kéo dài như sau: Không quá 10 năm đối với giáo sư; không quá 7 năm đối với phó giáo sư; không quá 5 năm đối với tiến sĩ, chuyên gia cao cấp. Trong thời gian kéo dài tuổi phục vụ, những đối tượng trên có quyền đề nghị nghỉ làm việc để hưởng chế độ hưu theo quy định.
Nghị định cũng quy định, trường hợp đặc biệt, việc kéo dài tuổi phục vụ cao hơn do Chủ tịch nước quyết định (tức kéo dài cao hơn mức 10 năm đối với giáo sư, 7 năm với phó giáo sư, 5 năm đối với tiến sĩ, chuyên gia cao cấp).
Trong thời hạn kéo dài tuổi phục vụ, sĩ quan CAND phải thôi giữ chức vụ lãnh đạo chỉ huy.
Riêng đối với nữ sĩ quan cấp tướng, theo quy định tại Nghị định 53/2015 của Chính phủ, tuổi nghỉ hưu được kéo dài không quá 5 năm, tức tối đa đến 60 tuổi. Đặc biệt, theo khoản 3, Điều 3 của Nghị định này thì nữ sĩ quan cấp tướng khi kéo dài tuổi nghỉ hưu “vẫn tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý”.
Sĩ quan công an là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp được kéo dài thời hạn phục vụ từ 5 đến 10 năm.
Việc xét kéo dài tuổi nghỉ hưu của sĩ quan cấp tướng, chức vụ từ Tổng cục trưởng trở lên do Bộ trưởng Bộ Công an trình cấp có thẩm quyền quyết định. Đối với cấp bậc hàm từ đại tá, các chức vụ từ Phó Tổng cục trưởng trở xuống do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Khoản 3, Điều 13, Nghị định 103 cũng quy định: “Trường hợp đặc biệt, việc kéo dài hạn tuổi phục vụ của sĩ quan CAND do Bộ trưởng Bộ Công an trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định”.
* Lãnh đạo Công an các quận, huyện hiện đang có cấp bậc hàm là đại tá thì tuổi nghỉ hưu ở tuổi nào?
Thời gian qua, nhiều ý kiến băn khoăn về việc những sĩ quan Công an giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng hoặc lãnh đạo Công an các quận, huyện hiện đang có cấp bậc hàm là đại tá thì tuổi nghỉ hưu là 58 hay 60 tuổi vì theo quy định của Luật CAND và theo Nghị định 103 thì sĩ quan có cấp bậc hàm đại tá hạn tuổi phục vụ là 60.
Về vấn đề này, Trung tướng, GS, TS Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính Bộ Công an cho biết, những sĩ quan giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng, quận, huyện trong CAND đang có cấp bậc hàm đại tá thì cấp bậc hàm này là thực hiện theo Luật CAND năm 2005, tức việc thăng cấp bậc hàm diễn ra trước thời điểm Luật CAND 2014 có hiệu lực thi hành (1-7-2015).
Hiện nay, Luật CAND 2014 quy định cấp bậc hàm cao nhất của Trưởng phòng, Trưởng công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trung đoàn trưởng là thượng tá và hạn tuổi phục vụ của cấp bậc hàm này là 58.
Đội phó, phó công an phường có cấp bậc hàm cao nhất là trung tá.
Do đó, những sĩ quan có cấp bậc hàm đại tá đang giữ chức vụ Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trung đoàn trưởng thì hạn tuổi nghỉ hưu cũng là 58.
Tới đây, vấn đề này sẽ được quy định trong thông tư hướng dẫn của Bộ. Về quy định cấp hàm sĩ quan cấp trưởng cao hơn cấp phó một bậc, Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh cho biết, quy định này áp dụng đối với các các chức vụ có cấp bậc hàm cấp tướng.
* Đội phó, phó công an phường có cấp bậc hàm cao nhất là trung tá
Đối với cấp tá, cấp bậc hàm cấp phó thấp hơn hoặc bằng cấp trưởng. Như vậy, cấp Phó Cục trưởng, Phó Giám đốc công an tỉnh có cấp bậc hàm cao nhất là đại tá; phó trưởng phòng, phó trưởng công an quận, huyện, thị xã có cấp bậc hàm cao nhất là thượng tá; đội phó, phó công an phường có cấp bậc hàm cao nhất là trung tá. Bộ sẽ có thông tư hướng dẫn những những nội dung này.
* Những quy định mới về học viên các Trường CAND
Điều 21, Luật CAND quy định, học sinh, sinh viên hưởng sinh hoạt phí tại các trường của CAND, khi tốt nghiệp được phong cấp bậc hàm như sau: trung cấp phong trung sĩ; cao đẳng phong thượng sĩ; đại học phong thiếu úy. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm cao hơn một bậc.
Hệ đại học trong các trường CAND là 4 năm. Học viên được phong quân hàm Thiếu úy khi tốt nghiệp.
Cán bộ, công chức hoặc người tốt nghiệp các học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề được tuyển chọn vào CAND thì căn cứ vào trình độ được đào tạo, quá trình công tác, nhiệm vụ được giao và bậc lương được xếp để phong cấp bậc hàm tương ứng. Chiến sĩ nghĩa vụ được phong cấp bậc hàm khởi điểm là binh nhì.
Như vậy, so với Luật CAND năm 2005, cấp hàm khởi điểm của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp không thay đổi. Tuy nhiên, có điểm đáng chú ý là trước đây, hệ đại học tại các học viện CAND kéo dài 5 năm, sau khi ra trường được phong hàm thiếu úy.
Nay hệ đại học rút ngắn còn 4 năm và học viên tốt nghiệp đại học cũng phong hàm thiếu úy, như vậy là sớm hơn được 1 năm. Trong khi đó, học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có thời gian đào tạo lần lượt là 2 năm và 3 năm, để có cấp hàm thiếu úy thì cần thời gian 5 năm, tức lâu hơn 1 năm so sinh viên tốt nghiệp đại học. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, học viên tốt nghiệp loại xuất sắc là có tổng điểm từ 9,0 trở lên.
* Chế độ, chính sách đối với sĩ quan công an nghỉ hưu
Về chế độ, chính sách đối với sĩ quan công an nghỉ hưu, Điều 14, Nghị định 103 quy định, sĩ quan được nghỉ hưu khi đủ điều kiện: hết hạn tuổi phục vụ theo quy định và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp sĩ quan công an chưa đủ điều kiện nghỉ hưu mà đơn vị không còn nhu cầu bố trí hoặc không chuyển ngành được, tự nguyện xin nghỉ thì giải quyết chế độ hưu trí nếu nam sĩ quan đủ 25 năm, nữ sĩ quan đủ 20 năm phục vụ trong CAND.
Không có nhận xét nào: